Trong thời gian quý vị chờ nhận Visa Tây Ban Nha có thể tìm hiểu thêm đôi chút về văn hóa truyền thống, ứng xử giao tiếp của người Tây Ban Nha sau đây:1. Xây dựng mối quan hệ:Xây dựng mối quan hệ cá nhân lâu dài và tin cậy rất quan trọng đối với người Tây Ban Nha, những người luôn muốn có một sự ràng buộc chắc chắn trước khi đi đến ký kết hợp đồng.
Người dân Tây Ban Nha rất coi trọng các mối quan hệ, họ chỉ làm việc với những đối tác họ biết, họ thích và họ tin tưởng.
Quan hệ kinh doanh là quan hệ cá nhân chứ không nhất thiết là quan hệ của hai doanh nghiệp. Kể cả khi bạn đã chiếm được lòng tin của đối tác thì chưa chắc họ đã tin tưởng vào những người khác ở công ty bạn. Vì thế việc mọi nhân viên trong doanh nghiệp bạn thống nhất quan điểm đóng vai trò rất quan trọng. Thậm chí việc thay đổi người giao dịch cũng khiến cho quá trình củng cố quan hệ giữa hai bên lại trở về số 0.
Người dân rất thân thiện và cởi mở nhưng họ cũng hay tự ái và thấy xúc phạm khi bị chỉ trích và lập tức bỏ buộc họp ra về. Trong văn hóa kinh doanh của Tây Ban Nha sự tôn trọng một người dựa trên tầng lớp và địa vị của người đó.
2. Giao tiếp:Ngôn ngữ chính thức Tiếng Castilian Tây Ban Nha .Giao tiếp ở Tây Ban Nha thường là gián tiếp. Người Tây Ban Nha rất cẩn thận trong lời nói và cách nói. Họ thường không đi thẳng ngay vào vấn đề. Họ luôn yêu cầu mọi thứ phải sắp xếp trước trong mọi trường hợp. Người Tây Ban Nha rất hiếm khi im lặng và thường sử dụng tín hiệu để diễn tả một vấn đề quan trọng. Bạn phải cố gắng hiểu được ẩn ý qua ánh mắt và những cử chỉ không lời của họ để hiểu thông tin họ muốn truyền đạt. Trong những tình huống khó, hãy tìm sự trợ giúp từ những người ở trong mạng lưới kinh doanh của bạn hoặc các phiên dịch viên .Lối tiếp cận gián tiếp có thể thực sự giúp ích cho bạn khi kinh doanh tại Tây Ban Nha nhất vì nếu đi vào vấn đề quá thẳng thừng sẽ khiến đối tác cho rằng bạn khiếm nhã và huênh hoang.
Khi giao tiếp kinh doanh chúng ta nên phiên dịch tiếng Tây Ban Nha để tránh trường hợp đối tác hiểu lầm là bạn không tin tưởng họ.Nếu giao tiếp bằng tiếng anh cần ngắn gọn rõ ràng và phải dừng lại để phiên dịch.
Ở Tây Ban Nha cử chỉ và ngôn ngữ thường rất sống động. Giao tiếp bằng mắt cũng hay được sử dụng. Người Tây Ban Nha thường che giấu sự tức giận bằng nụ cười.
3. Liên hệ và gặp gỡ lần đầu:Sử dụng một trung gian giới thiệu bạn với chính đối tác mà bạn đang muốn cộng tác sẽ tạo ra được lợi thế cho bạn.
Xem thêm:
làm visa Tây Ban Nha4. Thời gian:Tránh đến muộn quá 10 đến 15 phút và nếu bị muộn thì nên báo trước với họ. Giờ làm việc ở Tây Ban Nha thường từ 9 giờ sáng tới 6 giờ chiều, ngày làm việc từ thứ 2 tới thứ 6.
Buổi họp thường bắt đầu bằng những câu chuyện ngoài lề. Các buổi họp đầu diễn ra khá trịnh trọng, nhưng khi hai bên đã hiểu nhau hơn thì diễn ra trong không khí khá thoải mái.
5. Phong cách làm việc:Không khí các buổi họp tại Tây Ban Nha thường khá nhốn nháo, mọi người thường cắt ngang lời nhau và có thể có người trao đổi việc riêng. Mục đích của buổi họp đầu tiên thậm chí cả buổi thứ hai chỉ là để hai bên hiểu thêm về nhau, tạo dựng lòng tin và xây dựng mối quan hệ.
6. Tặng quà:Theo phong tục, trước và sau buổi họp mọi người bắt tay nhau và chào hỏi niềm nở. Vào lần gặp gỡ đầu tiên không nên tặng quà cho người Tây Ban Nha mà nên tặng vào những lần gặp gỡ sau.
7. Cách xưng hô:Tây Ban Nha sắp xếp họ tên theo thứ tự như sau: đầu tiên là tên gọi sau đó là đến họ. Ở Bắc Tây Ban Nha thì chỉ có những người bạn thân mới gọi nhau bằng tên. Ngược lại ở phía Nam, thì người dân lại khá thoải mái trong việc xưng hô.
8. Trao danh thiếp:Việc trao đổi danh thiếp trong buổi gặp gỡ đầu tiên là rất cần thiết. Danh thiếp nên có một mặt là tiếng Anh và mặt kia là tiếng Tây Ban Nha. Khi trao danh thiếp, nên để mặt tiếng Tây Ban Nha theo chiều người nhận có thể đọc được.
9. Đàm phán:Quan điểm và phong cách - Mối quan hệ là yếu tố quan trọng tác động tới đàm phán kinh doanh tại Tây Ban Nha. Họ mong chờ những cam kết mang tính dài hạn từ phía đối tác.
Chia sẻ thông tin ngay cả khi bạn đã gây dựng được mối quan hệ cá nhân khá thân thiện thì người Tây Ban Nha cũng không bao giờ cởi mở trong việc chia sẻ thông tin.
Tốc độ đàm phán tương đối chậm và kéo dài. Người Tây Ban Nha thường không vội vã và cũng không thích người nào như vậy.
Trong suốt quá trình đàm phán hãy kiên nhẫn, kiềm nén cảm xúc và biết chấp nhận những trì hoãn phát sinh. Người Tây Ban Nha thích phong cách làm nhiều việc cùng một lúc.
Hi vọng rằng một vài chia sẻ nhỏ này có thể giúp ích cho chuyến đi của quý vị.